Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Chiếc Khăn Voan Ngày Cưới

Nguồn gốc của khăn voan cưới

Khăn voan cưới (wedding veil) được xem như là một biểu tượng đặc trưng của người con gái trong ngày Hôn Lễ trọng đại. Mỏng manh, trắng tinh khôi và đầy ý nghĩa, chiếc khăn voan cưới mang một sứ mệnh thiêng liêng mà rất nhiều cô gái cho rằng chỉ khi cài nó lên tóc họ mới thấy mình thực sự là một Cô Dâu.

 

 

Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc xuất hiện của chiếc khăn voan cưới. Người ta cho rằng chiếc khăn này có nguồn gốc từ người Hy Lạp cổ xưa khi mà phụ nữ Hy Lạp muốn che gương mặt và mái tóc của mình lúc phải đi ra ngoài. Còn những Cô Dâu La Mã mặc một tấm vải che màu lửa sống động được cho là nhằm mục đích bảo vệ họ khỏi linh hồn của ma quỷ. Phải chăng điều này cũng giống với chiếc khăn đỏ của các tân nương của Trung Quốc?

 

Khăn voan cô dâu Trung Quốc

 

Ý nghĩa của chiếc khăn voan cưới

Như đã nói, người La Mã cổ xưa cho rằng chiếc khăn che mặt ngày cưới sẽ giúp bảo vệ những nàng dâu trinh nguyên khỏi những thế lực ma quỷ trong ngày xuất giá. Tuy nhiên, trong những Lễ Cưới hiện đại, chiếc khăn voan lại có những ý nghĩa đáng yêu vô cùng.

 

Khăn voan ngày cưới

 

Tượng trưng cho sự trinh tiết

Ở thế kỷ 19, chiếc khăn voan cưới che mặt cô dâu đã được liên tưởng mạnh mẽ với sự nhu mì, e lệ của người phụ nữ rồi sau đó nhanh chóng phát triển thành biểu tượng của sự tinh khiết, trinh nguyên.

 

Khăn voan trùm đầu

 

Tránh xui xẻo

Có một luật bất thành văn ở cả người phương Tây lẫn phương Đông mà chắc hẳn ai cũng biết là trước khi cử hành nghi thức thành hôn Cô Dâu và Chú Rể không được gặp mặt nhau vì điều này được cho là sẽ mang lại những điều “xui xẻo” cho hôn nhân của họ. Thế là, sứ mệnh tiếp theo của chiếc khăn voan cưới là giúp cho Cô Dâu “tránh khỏi ánh nhìn” của Chú Rể trước khi hoàn thành buổi Hôn Lễ.

 

khăn voan đội đầu

 

 

Niềm tin vào người đàn ông của cô ấy

Theo nghi thức tổ chức đám cưới của Thiên Chúa giáo, cô dâu sẽ đội một chiếc khăn cưới trên đầu che khuất mặt, cô dâu được cha mình dắt tay dẫn đến chỗ của Chú Rể đứng đợi sẵn. Điều này có ý nghĩa gì? Rằng nàng đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân và niềm tin vào người đàn ông mà nàng sắp cưới là tuyệt đối.

 

 

 

Cô dâu sẽ giữ nguyên trạng thái này cho đến khi nghi lễ kết thúc, Chú Rể nhẹ nhàng vén chiếc khăn lên và cũng chính lúc này anh mới thực sự nhìn rõ vị hôn thê của mình lung linh như thế nào trong bộ váy cưới. Mọi cảm xúc dường như thăng hoa và đỉnh điểm là một nụ hôn nồng cháy – từ đây họ đã chính thức là vợ chồng của nhau.

 

 

Nói về nghi lễ vén khăn, cũng như khoảnh khắc tuyên thề và trao nhẫn, hẳn đây sẽ là giây phút khó quên nhất trong cuộc đời của mỗi đôi uyên ương. Đối với người con gái, nó giống như một mốc biến đổi, một khoảnh khắc sẽ trở thành lịch sử.

Nhắc nhở chú rể không được yêu chỉ vì nhan sắc

Sự tồn tại của chiếc khăn voan cưới cũng mang cho Chú Rể nhiều ý nghĩa. Ngày trước, hành động vén khăn cho Cô Dâu là một cách để chàng trai xác nhận lại rằng đây có phải là người con gái mà họ muốn cưới không. Nhưng với chiếc khăn voan mỏng hiện đại như ngày nay, việc Chú Rể đặt chiếc khăn qua đầu Cô Dâu mang ý nghĩa như một lời cam kết che chở và bảo vệ của anh với người bạn đời.

 

 

Và cuối cùng, đứng trước người con gái mình yêu với khuôn mặt không nhìn rõ, anh tuyên thệ, điều đó có nghĩa rằng anh cưới cô ấy vì yêu những nét đẹp bên trong con người cô ấy, chính vì thế tình yêu đó là mãi mãi.

Bài viết khác